Nâng cao lòng tự trọng của bạn

Cải thiện cách bạn cảm thấy về bản thân


“Lòng tự trọng cũng có nghĩa là tin vào giá trị của bản thân mình”- Nathaniel Branden- Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về lòng tự trọng

15 phút cho rằng nâng cao lòng tự trọng là hành trình của mỗi người. Đó là một phần quan trọng tạo nên cảm giác hạnh phúc trong chính chúng ta và cảm giác thành công trong bất kỳ công việc quan trọng nào.

Lòng tự trọng tích cực giúp bạn là chính mình, chống chọi với nghịch cảnh và lòng tin bản thân có thể vượt qua tất cả kể cả khi bạn gặp thất bại. Nó như thể một mệnh lệnh từ bên trong giúp bạn kiên trì hơn và động viên bạn bất cứ khi nào bạn cần để trở thành con người bạn hướng tới.

Mọi thứ sẽ trái ngược nếu bạn thiếu lòng tự trọng; sự hoài nghi, cảm giác bản thân bất lực với mọi thử thách trong cuộc sống. Nếu thiếu lòng tự trọng, bạn có thể nghĩ rằng mình không thể thực hiện bất cứ ước mơ của bản thân và thậm chí không cho phép bản thân dám mơ ước. Trong thực tế, lòng tự trọng kém được sử dụng để chẩn đoán rất nhiều các rối loạn tâm thần và nó có thể được liên kết với một loạt các cảm xúc tiêu cực, bao gồm lo lắng, nỗi buồn, sự thù địch, xấu hổ, cô đơn, bối rối và thiếu tự phát.

Để đánh giá mức độ tự trọng của riêng bạn, hãy thử sử dụng thước đo lòng tự trọng của Rosenberg (SES). Đây là 10 điểm  được phát triển bởi Tiến sĩ Morris Rosenberg. Mặc dù nó đã được phát triển vào năm 1965, nó vẫn là một hình thức phổ biến về đo lường được sử dụng trong nghiên cứu lòng tự trọng.

Lòng tự trọng là gì?

Bạn chắc không lạ lẫm gì về lòng tự trọng. Nó thường liên quan với sự tự tin, nhưng lòng tự trọng còn hơn cả sự tự tin – nó chuyên biệt và cụ thể hơn. Trong thực tế, một số người lập luận rằng bạn có thể có sự tự tin và vẫn thiếu lòng tự trọng.

Lòng tự trọng thật sự không chứa đựng sự giả tạo. Mặc dù có nhiều tranh luận về định nghĩa của lòng tự trọng nhưng theo lý thuyết hàng đầu: lòng tự trọng là sự kết hợp của hai yếu tố: năng lực và sự tôn trọng.

Các mô hình khác tập trung vào một trong những yếu tố này hay các yếu tố khác. Tuy nhiên, sự kết hợp hay điều trên đưa đến một định nghĩa đúng nhất và được nói đến trong cuốn sách “Tâm lý của lòng tự trọng” của Nathaniel Branden.

Tự trọng có hai khía cạnh liên quan đến nhau: nó đòi hỏi một ý thức về năng lực cá nhân và ý thức về giá trị cá nhân. Một sự tổng hợp giữa sự tự tin và lòng tự trọng. Một điều chắc chắn rằng mỗi người chúng ta đều nhận thức rằng chúng ta phải sống và chúng ta đáng được sống.

Năng lực và sự kính trọng

Lòng tự trọng liên quan đến việc bạn tự tin như thế nào vào những kỹ năng của bạn và năng lực bạn cần để thành công trong lĩnh vực quan trọng với bạn.

Đây không phải là sự thành công chung chung hoặc thậm chí một cảm giác chung về năng lực. Đó là một vấn đề cụ thể và cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Ví dụ:

Nếu bạn có thể hát và nhảy múa và vui chơi cùng một đám đông mà không ai có thể làm được điều đó, thì đó là một sự đóng góp tích cực vào lòng tự trọng của bạn mà bằng cấp trên ghế nhà trường không thể đem lại. Tương tự như vậy, nếu bạn đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp nhưng bạn không tự hào về nghề nghiệp của mình, thì việc đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp sẽ không giúp ích gì nhiều cho lòng tự trọng của bạn.

Ý tưởng ở đây, “giá trị” được đem đến từ sự tôn trọng là: sự kính trọng (tự kính trọng mình). Nó giúp bạn thể hiện sự tự đánh giá bản thân. Nó dựa trên giá trị của bạn và vào việc bạn có thường xuyên cư xử theo cách nhất quán với các giá trị này. Tóm lại, các yếu tố này ảnh hưởng đến việc bạn có tin rằng bạn “đủ tốt” hay cảm thấy thích và tôn trọng chính con người của bạn.

Bằng cách kết hợp năng lực, sự kính trọng và việc nhận thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa hai yếu tố trên, chúng ta có được một định nghĩa đầy đủ và mới mẻ của lòng tự trọng. Chỉ cần cảm thấy hài lòng về bản thân chứ không phải sự yêu quý bản thân. Quá tự tin vào bản thân dẫn đến tự phụ và thậm chí tự đại. Sự coi trọng bản thân cần phải có chừng mực.

Lưu ý:

Xem xét lòng tự trọng theo chiều hướng cho phép chúng ta thấy sự khác biệt giữa tự trọng đúng nghĩa và quá tự trọng – điều có thể dẫn đến hành vi hung hăng và phá hoại. Hãy tưởng tượng bạn giỏi hơn tất cả mọi người – việc này có thể khiến bạn trở nên kiêu ngạo, bắt nạt người khác, trở nên một con người tồi tệ hơn. Và nếu bạn tự tin vào bản thân vượt mức so với năng lực thực sự của bạn, bạn sẽ dễ dàng gặp thất bại vì thế dễ thất vọng, nản chí, buồN bã thậm chí nóng giận. (Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này có liên quan đến bạo lực gia đình).

Nâng cao lòng tự trọng

Bây giờ bạn đã biết lòng tự trọng là gì, bạn đã trở nên tốt hơn để sẵn sàng cho việc cải thiện của bản thân một cách mạnh mẽ và cân bằng

Dưới đây là một số lời khuyên giúp nâng cao lòng tự trọng của bạn:

• Hãy suy nghĩ về bản thân một cách tích cực– Người duy nhất có thể thay đổi cách nhìn về bạn chính là bạn! Không ai khác có thể tạo dựng cho bạn lòng tự trọng – bạn phải xây dựng nó bằng cách suy nghĩ và sử dụng tất cả những điều tích cực trong cuộc sống của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn tạo dựng được thói quen có những suy nghĩ tích cực và học cách phát hiện, đánh bại các dấu hiệu “phá hoại tự động”. Hãy trở thành cổ động viên và người ủng hộ tốt nhất của chính mình

• Tự hào về những thành tích của bản thân– Khi bạn làm tốt điều gì đó, hãy ăn mừng chiến thắng đó. Đừng chờ đợi người khác ca ngợi thành công đó của bạn. Hãy ca ngợi chính mính.

Đặt mục tiêu – Đạt càng nhiều thành công, bạn càng cảm thấy tự hào về bản thân nhiều hơn. Đặt mục tiêu là một kỹ thuật tuyệt vời để chinh phục, theo dõi và ghi nhận thành công. Nó giúp bạn nâng cao năng lực, từ đó tạo cảm giác tự hào và đánh giá cao bản thân. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra. 15phut.vn có bài viết về thiết lập mục tiêu, mời các bạn tham khảo.

Hãy nhất quán – Bạn nâng cao lòng tự trọng khi bạn hành động theo cách thức phù hợp với giá trị bản thân. Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống khó xử hoặc khó khăn, hãy làm tất cả những gì bạn có thể để làm nhằm đưa ra một quyết định nhất quán với các giá trị này. Đạt được mục tiêu một cách hoàn hảo và không làm tổn hại lòng tự trọng của bạn bằng cách gian lận, hoặc hành động theo cách không trung thực.

• Hãy nhớ rằng bạn không hoàn hảo– Không được quá khó khăn về chính mình. Chúng ta đều mắc sai lầm và điều đó là bình thường, miễn là chúng ta học hỏi được từ những sai lầm ấy. Chỉ có một mẫu người mà bạn phải trở thành đó là chính bạn: ngừng lo lắng về những gì người khác nghĩ và tập trung vào những điều tuyệt vời của bản thân. Nếu bạn làm thế, sự tự tin của bạn sẽ tỏa sáng qua và hơn thế, nó còn bù đắp cho những thiếu sót của bạn.

Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn – Sự năng động có thể tăng lòng tự trọng. Các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe  giúp bạn cảm thấy tự chủ hơn và cho bạn một cảm giác hài lòng và đem đến cho bạn cảm giác thỏa mãn trong suốt cuộc đời bạn.

Điểm cốt lõi:

Cách bạn cảm thấy về bản thân là chìa khóa của lòng tự trọng. Bạn là người tự chủ và bạn có thể tạo sự khác biệt. Nếu bạn yêu thích bản thân mình và tin rằng bạn xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bạn sẽ có lòng tự trọng cao. Nếu bạn không yêu thích bản thân mình hoặc chỉ trích bản thân quá nhiều, bạn sẽ có cảm giác lòng tự trọng thấp.

Có lòng tự trọng đúng nghỉa rất quan trọng vì nó giúp bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống và đạt được những thứ quan trọng đối với bạn. Như vậy, thực hiện một cam kết với chính mình về việc quý trọng những gì bạn làm và bạn là ai!

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

12 thoughts on “Nâng cao lòng tự trọng của bạn

  1. 15 Phut Founder says:

    Cảm ơn các bạn đã ủng hộ 15 phút. Các bạn có thể giới thiệu bạn bè mình về 15 phút để 15 phút có thể ngày càng giúp được nhiều bạn hơn.

    Chúc các bạn thành công,

  2. Pingback: Bài trắc nghiệm về lòng tự trọng - Florence Rosenberg | Người kinh doanh theo mạng

  3. San says:

    Cảm ơn bạn có bài viết rất hay. Và có vài thắc mắc, mong 15 phút có nhiều kiến thức chia sẽ cho mình. Sự khác nhau “Nhân Cách” và “Tự Trọng”?

  4. 15 Phut Founder says:

    Hi San,
    Trong bài viết này 15 phút không đề cập đến nhân cách. Nhưng bạn đã hỏi nên 15 phút có thể chia sẽ định nghĩa nhân cách như sau:

    “Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong tòan bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.”

    Với định nghĩa trên bạn hãy tự so sánh với lòng tự trọng được đề cập trong bài viết để tự mình tìm ra câu trả lời nhé.

    Chúc bạn thành công.

  5. Béo says:

    Cảm ơn 15′ 🙂 Từ lâu tôi đã kiếm tìm 1 website như thế này, và bây giờ các bạn đã làm cho mong ước đó của tôi trở thành hiện thực 🙂 Cám ơn, 15′ mỗi ngày 🙂

Leave a Reply

error: Content is protected !!