Phân tích và quản lý rủi ro

Đo lường và kiểm soát rủi ro

Rủi ro hầu như hiện diện  trong mọi khâu của quá trình kinh doanh: thói quen của khách hàng thay đổi, xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, các yếu tố ngoài tầm kiểm soát dẫn đến dự án  bị chậm tiến độ. Nhưng nếu bạn phân tích và  kiểm soát rủi ro một cách nghiêm túc, bạn có thể đánh giá được mức độ rủi ro và quyết địnhphải làm gì để giảm thiểu tối đa rủi ro cho dự án. Ngoài ra, phân tích rủi ro còn giúp bạn quyết định sử dụng chiến lược thích hợp để có thể kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Làm thế nào để sử dụng công cụ quản lý rủi ro:

Trước hết cần xác định rằng “cách nhìn nhận ảnh hưởng đến sự tổn thất“. Mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau về tầm ảnh hưởng của một nguy cơ nhất định– Mối nguy nhỏ đối với người này nhưng có thể là mối nguy lớn đối vớingười khác.

Rủi ro có thể xác định qua công thức:

rủi ro = xác suất sự kiện có thể xảy ra x chi phí của sự kiện

điều này cho phép bạn so sánh các rủi ro một cách khách quan. 15phut.vn sử dụng cách này trong việc ra quyết định  theo sơ đồ nhánh

Để tiến hành phân tích nguy cơ, thực hiện theo các bước sau:

1. Xác định các mối đe dọa

Giai đoạn đầu tiên trong việc phân tích rủi ro là xác định các mối đe dọa gặp phải. Đó có thể  là:

Con người – cá nhân, tổ chức, bệnh tật, tử vong, vv

Quá trình hoạt động – sự gián đoạn nguồn cung ứng và hoạt động, tài sản thiết yếu bị phong tỏa, thất bại trong phân phối, vv

Danh tiếng – mất  niềm tin của đối tác kinh doanh hoặc nhân viên, tổn hại danh tiếng trên thị trường.

Thủ tục – thất bại trong việc quy trách nhiệm: hệ thống và quản lý quản lý, tổ chức, gian lận, vv

Dự án – rủi ro vì chi phí quá cao, mất quá nhiều thời gian để hoàn thành công việc, sản phẩm  hay  dịch vụ không chất lượng, vv

• Tài chính– thất bại trong kinh doanh, thị trường chứng khoán, lãi suất, thất nghiệp, vv

Kỹ thuật –  đe dọa từ những tiến bộ công nghệ mới, thất bại kỹ thuật, vv

Tự nhiên – mối đe dọa từ thời tiết, thiên tai, tai nạn, bệnh tật, vv

Chính trị – đe dọa từ những thay đổi trong chế độ thuế, ý kiến công chúng, chính sách của chính phủ, ảnh hưởng của nước ngoài, vv

Những yếu tố khác – Mô hình phân tích 5 tác động của  Porter có thể giúp bạn xác định những rủi ro khác.

Việc phân tích các mối đe dọa là rất cần thiết vì chúng ta thường dễ dàng xem nhẹ các mối đe dọa nghiêm trọng. Một cách để cố gắng nắm bắt tất cả là sử dụng một số phương pháp tiếp cận khác nhau:

·      Thứ nhất, dò qua danh sách đã đề cập ở trên, để xem cách giải quyết nào thích hợp.

·      Thứ hai, suy nghĩ đến tất cả các hệ thống, từ hệ thống tổ chức đến cấu trúc hoạt động, và phân tích bất cứ rủi ro nào.

·      Quan sát bằng mắt xem bạn có thể nhận diện được bất kỳ lỗ hổng trong các hệ thống hay kết cấu này hay không.

·      Hỏi người khác, những người có thể có quan điểm, cảm nhận khác nhau.

2. Ước lượng rủi ro:

Một khi đã xác định được mối đe dọa, bước tiếp theo là tiến hành nhận diện những mối đe dọa tiềm ẩn và đánh giá tác động của nó.

Bên nên thăm dò trước về rủi ro để dự đoán xác suất xảy ra sự kiện một cách chính xác nhất, sau đó nhân với tổng chi phí. Đây chính là giá trị rủi ro.

3. Kiểm soát rủi ro:

Một khi đối mặt với những nguy cơ lớn, bạn có thể bắt đầu tìm cách kiểm soát chúng. Khi đó, quan trọng là lựa chọn được những cách tiếp cận hiệu quả về chi phí – trong nhiều trường hợp, người ta thường không chi tiêu nhiều cho việc giảm thiểu một rủi ro bằng chính phí tổn rủi ro. Thông thường, việc chấp nhận rủi ro sẽ tốt hơn là lãng phí những nguồn lực để loại trừ  nó.

Có thể quản lý rủi ro theo một số cách:

·      Bằng cách sử dụng tài sản hiện có:

Những nguồn lực hiện có này có thể được sử dụng để chống lại rủi ro gồm cải tiến phương pháp và hệ thống hiện hành, thay đổi chức vụ,  kiểm soát  trách nhiệm và nội bộ, vv

·      Bằng cách lập kế hoạch dự phòng:

Bạn có thể quyết định chấp nhận rủi ro, nhưng hãy chọn một kế hoạch để giảm thiểu ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra. Một kế hoạch dự phòng tốt sẽ cho phép bạn hành động ngay lập tức, với việc quản lý dự án ở mức tối thiểu, bạn vẫn có thể thấy mình đang kiểm soát và giải quyết được khủng hoảng. Những kế hoạch dự phòng này cũng là một phần chủ chốt của Kế hoạch Kinh doanh liên tục (Business Continuity Planning – BCP) hoặc quản lý kinh doanh liên tục (Business Continuity Management – BCM).

·      Bằng cách đầu tư vào các nguồn lực mới:

Phân tích rủi ro sẽ là cơ sở để quyết định nên hay không đưa vào những nguồn lực bổ sung để chống lại nguy cơ. Điều này cũng có thể bao gồm bảo hiểm rủi ro: có nghĩa là bạn phải trả cho bên bảo hiểm để chia sẻ một phần rủi ro – điều này đặc biệt quan trọng khi rủi ro là rất lớn và có thể đe dọa khả năng thanh toán của tổ chức.

4. Nhận xét:

Một khi đã tiến hành bài tập phân tích và quản lý rủi ro, bạn nên xem xét kết quả đánh giá một cách thường xuyên bao gồm phân tích rủi ro, đánh giá về quá trình kiểm tra hệ thống và việc lên kế hoạch.

Điểm cốt lõi:

Phân tích và quản lý rủi ro cho phép bạn kiểm tra những rủi ro mà bạn hoặc tổ chức của bạn phải đối mặt dựa trên một cách thức tiếp cận với suy nghĩ thông qua những mối đe dọa, sau đó bằng cách đánh giá xác suất và chi phí của các sự kiện xảy ra.

Như vậy, nó tạo cơ sở cho việc quản lý rủi ro và phòng ngừa khủng hoảng. Ở đây trọng tâm là hiệu quả chi phí. Quản lý rủi ro liên quan đến việc việc sử dụng các nguồn lực hiện có một cách thích hợp, lập kế hoạch dự phòngsử dụng tốt các nguồn lực mới.

Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy xem phân tích SWOT: một kỹ thuật hữu ích cho việc nghĩ đến vị trí chiến lược mà bạn muốn áp dụng.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!