Biểu Đồ Nhân Quả – Fish Bone

Xác định những nguyên nhân có thể có của vấn đề

Các chủ đề liên quan: Sơ đồ xương cá và biểu đồ Ishikawa.

Biểu đồ nhân quả giúp bạn suy nghĩ thông qua các nguyên nhân của vấn đề một cách triệt để. Lợi ích chính của nó là thúc đẩy bạn xem xét tất cả các nguyên nhân có thể có của vấn đề, chứ không phải chỉ là những nguyên nhân rõ ràng nhất.

15phut.vn thấy, mô hình này nên kết hợp với phương pháp động não và sử dụng bản đồ tư duy thì hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.

Biểu đồ nhân quả còn được gọi là biểu đồ xương cá, bởi vì một sơ đồ hoàn chỉnh có thể trông giống bộ xương của một con cá.

Làm thế nào để sử dụng Công cụ Biểu đồ nhân quả:

Thực hiện theo các bước sau để giải quyết một vấn đề bằng một biểu đồ nhân quả

1. Xác định vấn đề:

Viết ra chi tiết chính xác vấn đề mà bạn phải đối mặt. Xác định có ai trong đó, vấn đề là gì, nó xảy ra khi nào và ở đâu. Viết vấn đề vào một ô phía bên trái của trang giấy lớn. Vẽ một đường thẳng ngang bắt đầu từ cái ô đó. Sự sắp xếp này, trông giống như đầu và xương sống của một con cá, mang đến cho bạn không gian để phát triển ý tưởng.

2. Xử lý các yếu tố có chính liên quan:

Tiếp theo, xác định các yếu tố có thể liên quan đến vấn đề. Với mỗi yếu tố, bạn hãy vẽ các đường hướng ra từ xương sống và đặt tên cho nó. Đây có thể là người liên quan đến vấn đề này, hệ thống, thiết bị, vật tư, hoặc các yếu tố bên ngoài,… Hãy cố gắng vẽ ra nhiều yếu tố tốt nhất có thể. Nếu bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề của nhóm mình, thì đây là một thời điểm thích hợp để sử dụng thêm phương pháp động não (brain storming).

Vẽ tương tự như “xương cá”, mỗi yếu tố bạn tìm thấy có thể được coi là một cái xương cá.

3. Xác định nguyên nhân có thể:

Đối với mỗi yếu tố bạn xem xét trong giai đoạn 2 hãy dùng phương pháp động não để tìm ra nguyên nhân có thể có của vấn đề liên quan đến các yếu tố đó. Vẽ những đường nhỏ hơn tỏa ra từ các xương cá vừa vẽ. Trường hợp có nguyên nhân quá lớn hoặc quá phức tạp, thì tốt nhất là chia nó ra thành nhiều nguyên nhân phụ với mỗi đường tẻ ra là một nguyên nhân

4. Phân tích sơ đồ:

Trong giai đoạn này bạn nên có một biểu đồ hiển thị tất cả các nguyên nhân có thể có của vấn đề mà bạn nghĩ ra. Tùy thuộc vào sự phức tạp và tầm quan trọng của vấn đề mà bạn có thể tìm thêm những nguyên nhân sâu xa hơn. Hoặc có thể lập cuộc điều tra, tiến hành khảo sát,….Nó được thiết kế để kiểm tra xem các đánh giá của bạn có đúng hay không.

Ví dụ:

Ví dụ dưới đây là một biểu đồ nhân quả được vẽ bởi một người quản lý đang gặp khó khăn khi nhận được sự hợp tác từ một văn phòng chi nhánh:


Nếu người quản lý không nghĩ thông suốt vấn đề thì ông ta có thể đã giải quyết vấn đề bằng cách cho là mọi người đều gặp khó khăn. Nhưng thay vào đó, ông ta có thể nghĩ rằng cách tốt nhất là sắp xếp một cuộc họp với các giám đốc chi nhánh. Như vậy, nó có thể giúp ông ta trình bày tường tận vấn đề với các giám đốc và những vấn đề khác mà ông ta đang phải đối mặt.

Điểm cốt lõi:

Phân tích nguyên nhân và hệ quả (hoặc phân tích xương cá) cung cấp một dàn ý giúp bạn nghĩ ra mọi nguyên nhân có thể có của một vấn đề. Nó giúp bạn phân tích sâu sắc hơn về một tình huống bất kì.

Bài tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để xây dựng một Lưu đồ (flow charts) – tìm bằng từ khóa “lưu đồ” tại 15phut.vn. Các lưu đồ là các biểu đồ đơn giản, dễ hiểu, nó cho thấy từng bước xử lý ăn khớp với nhau như thế nào.

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

2 thoughts on “Biểu Đồ Nhân Quả – Fish Bone

  1. admin says:

    Hi Sơn, fish bone được phát triển trước mind map chỉ tập trung vào phân tích nguyên nhân và hệ quả (giải quyết vấn đề), mind map sinh ra sau nên khá hoàn thiện và hoàn toàn có thể sử dụng để giải quyết vấn đề. Xét về chức năng trong khi fish bone tập trung vào phân tích nguyên nhân và hệ quả thì mind map ngoài chức năng trên có thể sử dụng để quản lý thông tin, tổ chức thông tin theo định dạng mà nó thể hiện được tổng quan cấu trúc của vấn đề… Bạn có thể đọc thêm về ví dụ sử dụng mind map để quản lý thông tin tại đây http://15phut.vn/?p=467. Bạn có thể tìm hiểu thêm về mind map tại đây http://en.wikipedia.org/wiki/Mind_map. Chúc bạn thành công.

Leave a Reply

error: Content is protected !!